Ông Nguyễn Tử Quảng – CEO Tập đoàn công nghệ BKAV: "Người ta vẫn gọi tôi là Quảng "nổ", nhưng tôi làm tốt mà"
03:19:00 | 28-07-2025

m 2015, trên sân khấu Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ông Nguyễn Tử Quảng cầm chiếc Bphone đầu tiên và thốt lên câu nói đi vào lch sử: "Thật không thể tin nổi". Đó không chỉ là cảm xúc của một CEO, mà là tâm thế của người dám đặt cược cả sự nghiệđể chứng minh người Việt có thể làm công nghệ đẳng cấp thế giới.

Thế nhưng, Bphone bị chỉ trích dữ dội khi ra mắt, rất nhiều định kiến cho rằng ông Quảng "nổ". Trải qua rất nhiều trầy trật, ông vẫn không lùi bước. "Chúng tôi muốn chinh phục niềm tin của người Việt. Trước nay người ta vẫn gọi tôi là "Quảng nổ", tôi vẫn bị nói xấu, nhưng tôi vẫn làm tốt mà".

Đến nay, Bphone đã có 8 thế hệ, từ Bphone 1 đến B86 và Air B được nhiều người tin dùng đánh giá cao. Khi xảy ra đại dịch Covid-19, BKAV đã vào cuộc. PC Covid ra mắt chỉ sau 2 tuần phát triển - kỷ lục về tốc độ trong bối cảnh khẩn cấp, đạt 40 triệu người dùng thường xuyên, trở thành ứng dụng quốc gia có tốc độ phủ sóng nhanh nhất lch sử Việt Nam...

Nhìn lại kết quả của kinh doanh từ Bphone, ông Quảng cho rằng, ông không lường trước được khi làm phần cứng cần đến nhiều vốn như vậy. Ông đã tìm đến ngân hàng nhưng không được. Sau này ông hiểu rằng, khi ngân hàng cho vay, họ thường ưu tiên các công ty bất động sản, bởi họ cần tài sản để đảm bảo. Nhưng với các công ty về khoa học công nghệ không có tài sản cố định để thế chấp, tài sản của họ chính là công nghệ. Đó là lý do Bphone không làm được số lượng lớn "phủ sóng" như tham vọng của ông.

Mới đây nhất, ngày 20/7, tại phiên họp lần thứ 3 của Ban chỉ đạo ca Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, trên cơ sở đề xuất của ông Nguyễn Tử Quảng - Uỷ viên Hội đồng tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo giao các cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ quốc gia. Bởi theo ý kiến của ông Quảng, ở những quốc gia lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, bất kỳ một việc lớn nào mang tầm quốc gia, cả quốc gia sẽ cùng vào cuộc. Doanh nghiệp sẽ có các quỹ đầu tư mạo hiểm, có tín dụng ngân hàng cho vay.

"Nếu tôi cũng có điều kiện đấy cách đây hơn 10 năm, chắc chắn chúng ta cũng thuộc tốp thế giới. Tôi rất tự tin mình sẽ làm được smartphone, sẽ cạnh tranh được với Apple, với Samsung" - ông Quảng nói với Dân Việt Trò Chuyện.

 

Tôi nhớ cách đây gần 10 năm, tôi đã có một cuộc trò chuyện với ông. Lúc đó chúng ta nói nhiều về Bphone, về tham vọng đưa Bphone tiếp cận mọi phân khúc người tiêu dùng và ông tin rằng điện thoại này đủ sức mạnh cạnh tranh sòng phẳng với mọi quốc gia. Nhưng hôm nay, chúng ta lại bắt đầu bằng một câu chuyện gần đây BKAV bị đồn thổi về nguy cơ phá sản do nợ thuế. Tôi muốn lắng nghe câu chuyện từ ông?

- Hãy bắt đầu ngay bằng câu chuyện nợ thuế ở BKAV. Gần đây, một bài viết trên một báo mạng không chính thống đưa tin về việc nợ thuế của BKAV sai bản chất thu hút sự chú ý của dư luận. Mặc dù ngay sau đó báo này phải sửa nội dung nhưng những hệ luỵ do thông tin sai lệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.

Nợ thuế của BKAV có phải đã tích tụ từ nhiều năm, tại sao công ty không xử lý triệt để sớm hơn, để đến mức bị cưỡng chế?

- Sự việc BKAV nợ thuế là đúng. 11 tỷ đồng tiền thuế. Tiền thuế này phát sinh từ giai đoạn chống dịch Covid-19. Lúc đấy, hầu hết doanh nghiệp đóng cửa không làm việc. Nhưng 100% nhân viên của BKAV vẫn làm việc bình thường. Họ còn phải làm ngày làm đêm, phát triển và đem công nghệ PC Covid để tham gia vào chống dịch. Như chị biết thời điểm đó phần mềm PC Covid có 40 triệu người dùng thường xuyên, hàng ngày là do BKAV phát triển và đứng đằng sau đó là một hệ thống rất lớn về công nghệ. Chúng tôi có hơn 1.000 nhân viên nhưng có khoảng 200 nhân viên túc trực thường xuyên trên cả nước để tham giam chống dịch. Tôi không cắt giảm một đồng lương nào của nhân viên, mọi người làm gần như 24/7 lại còn thêm cả tiền thưởng nữa. Tất cả tập trung vào việc chống dịch.

Tôi không muốn nói điều đấy nhưng lúc đó tôi phải cân đối việc trả tiền thuế hay cắt giảm lương. Là một doanh nhân, một doanh nghiệp, tôi nghĩ chắc các doanh nhân khác cũng thế, họ phải cân nhắc, lựa chọn việc nào tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi là tập đoàn công nghệ, và các sản phẩm đều là tiên phong, hướng tới để đưa Việt Nam phát triển về công nghệ. Chúng tôi sẵn sàng cạnh tranh với thế giới và tôi nhìn thấy tiềm năng ấy. Như vậy tôi phải lựa chọn giữa việc tiếp tục duy trì, đóng cửa nó lại hay giảm bớt nó lại.

Thứ 2, việc nợ thuế là hết sức bình thường, được pháp luật cho phép. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể tạm thời nợ thuế do khó khăn tài chính hoặc đang trong quá trình xử lý thủ tục. Nhà nước có quy định nợ thì phải đóng tiền phạt khi có tiền trả. Và một doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc làm sao đảm bảo mục tiêu hoạt động tốt nhất, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra giá trị cho xã hội, thương hiệu mà người ta đã xây dựng. Vậy tại một thời điểm, người ta sẽ phải ưu tiên cái nào trong các vấn đề lương thưởng, sản phẩm, dịch vụ và thuế.

 

Trong hoạt động kinh tế, chắc hẳn cũng sẽ có một số doanh nghiệp Việt Nam từng nợ thuế. Vậy theo ông, điều này có nên bị coi là tiêu cc?

- Không hề là tiêu cực. Như tôi đã nói, đấy là hoạt động kinh doanh. Nếu mọi thứ cứ theo nguyên tắc nợ phải trả ngay lập tức thì có thể doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa. Mà nếu đóng cửa, đó cũng là thiệt hại cho nhà nước. Đó là lý do vì sao cơ quan thuế có quy trình cho phép giãn bao nhiêu ngày, đóng phạt như thế nào. Đóng phạt nghĩa là tôi vẫn theo quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, khi nói đến đóng phạt, người ta cứ nghĩ đó là việc xấu. Ngày xưa tôi cũng nghĩ thế, cứ nghĩ đến nợ là xấu nên khi hoạt động doanh nghiệp, tôi đem tiền mặt ra để sử dụng, chi trả hết.

Tôi có thể ví dụ các tập đoàn lớn như Apple lúc nào cũng có thừa tiền mặt nhưng họ vẫn nợ hàng trăm tỷ đô la. Đó là giao thức trong kinh doanh. Mình làm việc nhỏ, cá nhân, đơn giản thì đúng là bí mới nợ. Nhưng trong kinh doanh, nợ là sử dụng nguồn vốn của xã hội, cả xã hội góp vào để cùng với doanh nhân, doanh nghiệp để cùng làm việc.

Trong giai đoạn này, Bộ Chính trị ra nghị quyết về kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Thực tế trên thế giới đều xác định như vậy nên đã tạo ra sự phát triển như ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Thế nên, chúng ta phải thay đổi quan điểm.

 

Việc xuất hiện nhiều thông tin về BKAV theo chiều hướng tiêu cực đã ảnh hưởng đến tới hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những thông tin sai lệch cụ thể mà doanh nghiệđã phải đối mặt?

- Chắc chắn là rất nhiều. Cụ thể trong trường hợp này rất nhiều người nhắn tin đến tôi hỏi dịch vụ hoá đơn điện tử của BKAV là một trong những dịch vụ uy tín trên thị trường bị dừng lại à? Và điều đó dẫn đến việc nhiều dịch vụ, doanh số bị giảm ngay lập tức, bao nhiêu khách hàng băn khoăn, trong khi đó rất nhiều công ty lớn đang sử dụng hệ thống hoá đơn điện tử của BKAV, họ nghĩ BKAV có vấn đề gì à?

Đầu tiên tôi cứ nghĩ là bình thường, xong nhiều người nhắn rất nghiêm trọng, tôi mới xem lại. Hoá ra việc này đã gây hiểu lầm nghiêm trọng. Việc đưa những thông tin sai lệch, tiêu cực không biết là chủ ý hay vô tình nhưng đã gây hiểu nhầm dẫn đến hệ luỵ vô cùng lớn. Thực ra, tôi cũng quen với việc này rồi, đối với BKAV thì là chuyện bình thường. BKAV từng làm được rất nhiều việc, nhiều sản phẩm rất tốt nhưng không được nói tới mà thường nói những điều tiêu cực.

Thời gian vừa qua cũng đã xảy ra 3 trường hợp tương tự gây hệ luỵ. Có trang mạng nói rằng chúng tôi tham gia gói thầu nào trúng gói thầu ấy. Nhưng thật ra BKAV gần như không tham gia thầu và BKAV không sống bằng các gói thầu. Sau đó, họ đã phải đính chính. Nhưng trong thời đại thông tin nhiều như bây giờ, mấy ai đọc đính chính?

Một ví dụ nữa, phần mềm diệt Virus của BKAV tham gia chứng chỉ AV-TEST - đó là một trong những chứng chỉ uy tín nhất hiện nay trên thế giới về đánh giá các sản phẩm công nghệ nói chung và sản phẩm an ninh mạng nói riêng. BKAV thuộc tốp trên 10 nước có sản phẩm tốt nhất trên thế giới. Đã gọi là test thì sẽ có hạng mục điểm cao, hạng mục điểm thấp. Nhưng họ chỉ xem hạng mục điểm thấp và cho rằng đó là dưới chuẩn.

Lẽ ra với một sản phẩm được đứng vào tốp tốt nhất trên thế giới như vậy, BKAV đáng được ghi nhận nhưng người ta chỉ nhìn vào chỉ số thấp nhất và làm sai bản chất của vấn đề.

BKAV đã làm thế nào để bảo vệ uy tín của mình?

- Tôi đã gửi công văn phản hồi tới những cơ quan này nói rằng họ đã sai như thế nào và họ đã phải sửa. Chúng tôi cũng gửi công văn cho Cơ quan thanh tra của Bộ Thông tin Truyền thông (giờ là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) để xử lý dứt điểm.

Tôi biết tôi phải nhận sứ mệnh về khoa học công nghệ, làm doanh nghiệp chân chính, để thực sự là động lực của nền kinh tế. Rất nhiều năm, tôi luôn lựa chọn sự chính trực và không thoả hiệp. Tôi chọn cách như vậy để tìm cách thay đổi tình trạng đấy của đất nước. Tôi chấp nhận thiệt thòi. Bao nhiêu năm tôi bị nói xấu, tôi vẫn làm tốt mà. Chẳng có gì phải ngại cả. Tôi có thể bỏ hàng nghìn tỷ để làm nhiều việc, vậy thì việc thiệt hại một chút từ những hệ luỵ này cũng không là gì với tôi.

Nhưng giờ tôi chọn cách phản hồi lại. Tôi muốn làm vậy để các doanh nghiệp khác cũng nên làm như thế, như thế sẽ tạo được môi trường lành mạnh cho cả xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân mới phát triển được. Đặc biệt là Bộ Chính trị đã đồng hành cùng với doanh nghiệp. Nghị quyết 68-NQ/TW mới đây của Bộ Chính trị đã chỉ rõ trong đó nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin không chính xác ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.

 

Ông nói rằng mình đã “đầu tư tất cả những gì mình có” vào công nghệ. Điều đó đã ảnh hưởng thế nào đến tài chính doanh nghiệp?

- Tôi hay nói với các nhân viên là chúng ta hãy làm gương, cứ làm đúng bản chất mọi thứ. Vậy thì những khó khăn, tiêu cực hay điều gì khác sẽ tự nhiên bộc lộ hết.

Quay trở lại câu chuyện cách đây 10 năm tôi làm Bphone, tôi rất tự tin mình sẽ làm được, sẽ cạnh tranh được với Apple, với Samsung. Và đến bây giờ tôi vẫn đang tự tin là tôi sẽ làm được việc đấy.

Câu chuyện chị hỏi về tài chính, khi tôi làm về smartphone, phần mềm diệt virus, an ninh mạng, chữ ký số tôi làm rất tốt, có uy tín trên thị trường và có hàng triệu người dùng cá nhân trả phí, hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa mua chữ ký số và phầm mềm diệt virus. Đó là lý do tôi không sống bằng đấu thầu. Tất cả lợi nhuận hàng nghìn tỷ tiền mặt tôi đem ra làm phone và các công nghệ khác như AI, IoT. Vừa rồi chúng tôi đã đăng ký 10 sản phẩm phát triển chiến lược quốc gia theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân để phát triển khoa học công nghệ, góp phần phát triển đất nước. Tiền tôi đầu tư vào đấy.

Vừa nãy, chúng ta có nói về nợ. Tôi muốn kể rằng ngày đó tôi có sẵn tiền và tôi sẵn sàng bỏ ra mấy nghìn tỷ và không phải vay gì cả. Bởi tôi cũng nghĩ như mọi người vay là xấu, là thế này thế khác. Nhưng đó là sai lầm. Tôi cứ đem tiền mặt ra làm. Trong khi đó, bất kỳ một việc lớn nào mang tầm quốc gia như thế thì ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, cả quốc gia họ sẽ cùng tham gia. Họ sẽ có các quỹ đầu tư mạo hiểm, có tín dụng ngân hàng cho vay. Ở Việt Nam chưa có quỹ đầu tư mạo hiểm như vậy nhưng có ngân hàng. Lúc ấy Bphone chỉ thiếu tiền để làm số lượng máy đủ lớn để phân phối ở khắp các cửa hàng Thế giới di động thôi. Thế giới di động họ có 2.000 cửa hàng thì chúng tôi chỉ có đủ tiền để phân phối ở 200 cửa hàng. Cứ 10 người đến thì chỉ có một người có máy, như vậy tạo ra một sự phản ứng.

Nói thật trước đó chúng tôi làm phần mềm không lo quá nhiều đến tiền vốn. Nhưng tôi không lường trước được khi làm phần cứng cần đến nhiều vốn như vậy. Tôi đã tìm đến ngân hàng nhưng không được. Sau này tôi hiểu rằng, khi ngân hàng cho vay, họ thường ưu tiên các công ty bất động sản, bởi họ cần tài sản để đảm bảo, khi cần có thể thu hồi lại ngay. Nhưng với các công ty về công nghệ không có tài sản cố định để thế chấp.

Gần đây nhất, khi tham gia góp ý vào các văn bản về Nghị quyết 57, tôi có nói về việc các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc giải quyết các vấn đề về vốn cho doanh nghiệp công nghệ bằng cách: những doanh nghiệp có sản phẩm tốt rồi, đến giai đoạn phát triển thị trường sẽ có quỹ bảo hiểm quốc gia. Quỹ này sẽ đứng ra đánh giá các sản phẩm công nghệ, vốn nó là tài sản vô hình. Sau khi bỏ phiếu, quỹ sẽ đưa ra một tờ bảo lãnh tương đương với giá trị của tiền, tài sản cố định để doanh nghiệp công nghệ có thể vay và thế chấp ngân hàng. Như vậy nếu có thất bại, ngân hàng sẽ lấy tiền từ quỹ. Và dĩ nhiên để được bảo lãnh, sản phẩm đó phải được thẩm định qua rất nhiều cơ quan uy tín. Với cách làm này mới có thể tạo ra được những doanh nghiệp lớn mạnh như ở Hàn Quốc, Trung Quốc. Bởi tôi thấy rằng, các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới, 80% tài sản là tài sản vô hình. Còn Việt Nam lại ngược lại.

Trong kinh doanh, không phải việc gì cũng thuận buồm xuôi gió. Mỗi doanh nghiệp có lúc kinh doanh tốt, có lúc không tốt. Vậy mỗi người sẽ cân nhắc thế nào để vượt qua điều ấy. Mỗi lần vượt qua khó khăn lại là một lần trưởng thành cực lớn. Như tôi, tôi hiểu ra rất nhiều thứ về tài chính và kinh tế.

 

Có ý kiến cho rằng BKAV quá tập trung vào các dự án công nghệ đầy tham vọng như Bphone, AI mà bỏ qua bài toán tài chính. Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Bảo rằng tôi không quan tâm đến vấn đề tài chính thì không đúng vì tôi có thể làm ra hàng nghìn tỷ tiền lãi từ phầm mềm để đầu tư vào các mặt hàng khác thì không phải là tôi không biết về tài chính. Nhưng đúng là tài chính chuyên nghiệp tôi đã không để ý đến, bởi tôi đã chủ quan thế này. Tôi thuê Big Four - tốp 4 công ty về tài chính tốt nhất trên thế giới để tư vấn về tài chính và tôi tin tưởng giống như các lĩnh vực khác tôi làm. Ví dụ như khi làm phone, tôi ký với đối tác là Qualcomm là công ty về bán dẫn số 1 thế giới. Hay 300 công ty trong chuỗi cung ứng để làm phone đều là các công ty Nhật, Mỹ. Tôi yên tâm làm việc với những đối tác tốt nhất.

Sang vấn đề tài chính, tôi nghĩ rằng thuê Big Four để tư vấn tài chính, thế là quá tin tưởng chứ. Nhưng hoá ra đó là câu chuyện của Việt Nam. Lẽ ra họ phải tư vấn mảng phần mềm tôi đang làm có lãi mỗi năm hàng trăm tỷ là phải khoanh riêng ra. Còn mảng về phone, AI... là khoanh riêng và coi đây là những mảng đầu tư thì họ không làm được như vậy.

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, họ không hiểu, không nhìn thấy tài sản. Tôi bỏ nghìn tỷ nhưng họ không nhìn thấy, chỉ thấy chiếc phone này thôi. Nếu tôi bỏ tiền mua một toà nhà nghìn tỷ, các bạn sẽ nhìn thấy một toà nhà chọc trời. Và giống như nhiều nhà đầu tư bất động sản khác, tôi sẽ chỉ phải bỏ ra vài trăm tỷ, xây lên vài chục tầng rồi lấy đó thế chấp ngân hàng, rồi lại xây tiếp. Ví dụ như vậy. Nhưng trong lĩnh vực về khoa học công nghệ, tôi bỏ hàng nghìn tỷ nhưng ngân hàng họ không đánh giá được vì nó là công nghệ. Dẫn đến việc họ không tư vấn được và tôi cũng không biết.

Và khi đợt dịch Covid, báo cáo kiểm toán là công ty của tôi bị báo lỗ 140 tỷ đồng, dẫn đến một chuỗi khủng hoảng khác. Sau đó, tôi mới thật sự vào tìm hiểu về kế toán và tài chính. Tôi ngồi 6 tiếng với kế toán và phát hiện ra nhiều điều sai. Và rõ ràng những tài sản vô hình của tôi không được ghi nhận.

 

Ông từng tuyên bố Việt Nam có thể trở thành cường quốc công nghệ trong 10 năm tới. Nhưng hiện tại, BKAV đang tụt lại phía sau. Đâu là sai lầm lớn nhất?

- Nói là thất bại cũng đúng. Mà nói là những thứ vô giá cũng đúng. Đấy là trải nghiệm vô giá của BKAV và cá nhân tôi. Tôi ví dụ Xiaomi của Trung Quốc họ thành lập cùng với thời của BKAV nhưng giờ họ đã lên tốp thế giới. HuaWei cũng thế. Họ đều làm phone cùng thời gian với Bphone của BKAV. Cứ thử đưa cho người rành về công nghệ so sánh các sản phẩm này, họ sẽ đánh giá sản phẩm đó không tốt bằng Bphone đâu. Nhưng tại sao họ lại lên tốp thế giới? Họ được cả quốc gia vào cuộc, tạo môi trường. Họ được các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ rất nhiều. Họ chỉ cần làm được sản phẩm, tự nhiên họ sẽ thành công. Nếu tôi cũng có điều kiện đấy cách đây hơn 10 năm, chắc chắn chúng ta cũng thuộc tốp thế giới. Nói đây không phải phàn nàn mà tôi coi đây là sự vô giá và tôi là người trải nghiệm, tôi rút ra được.

Vậy, nếu như mọi người nhìn bên ngoài thì bảo là thất bại, phá sản nhưng đối với tôi đó là điều vô giá, thực sự vô giá.

 

Ông có còn tin vào giấc mơ "Bphone cạnh tranh với iPhone, Samsung" sau nhiều thất bại thị trường?

- Với những thứ như tôi vừa nói lúc nãy, chị thử trả lời giúp tôi? Tôi vẫn đang theo đuổi khát vọng ấy. Vì tôi tự tin người Việt Nam phải là tốp hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, trong đó smartphone là một thứ quan trọng nhất, bên cạnh AI. Tất cả các nước phát triển nhất trên thế giới thì công ty sản xuất smartphone đều là công ty lớn nhất. Ví dụ ở Mỹ trước đây là Apple, giờ Nvidia mới lên tốp 1. Ở Hàn Quốc, Samsung cũng là doanh nghiệp lớn nhất. Trung Quốc thì Huawei cũng là công ty lớn.

Việt Nam đang phấn đấu là nước phát triển vào năm 2045 thì dứt khoát phải có công ty công nghệ lớn, mà trong đó ứng cứ viên hàng đầu là một nhà sản xuất smartphone. Bởi AI cũng đưa vào đó, mọi tinh hoa công nghệ đều đưa vào đó, từ kiểu dáng, cơ khí, điện tử, rồi hàng chục thiết bị trong cuộc sống công nghệ đều tích tụ trong chiếc smartphone.

Vậy tại sao tôi làm phone, tại sao tôi làm an ninh mạng, tại sao làm AI, và tôi khẳng định tôi có thể cạnh tranh với các công ty hàng đầu thế giới. Bởi tôi có một niềm tin sâu sắc là người Việt Nam mình là xuất sắc hàng đầu thế giới, là địa chính trị đã chọn Việt Nam. Tại sao cả thế giới giờ đều đánh giá cao người Việt Nam. Về kinh tế chúng ta chưa chứng minh được nhưng hàng nghìn năm lịch sử đã chứng minh chúng ta không thua bất kỳ một đế quốc hay một thực dân sừng sỏ nào trên thế giới. Những thứ tôi làm đều cạnh tranh với những thứ hàng đầu trên thế giới và tôi có một niềm tin cháy bỏng đấy là sự thật.

 

Ông thừa nhận BKAV chưa phải là "Big Tech". Vậy đâu là rào cản lớn nhất: thiếu vốn, nhân tài, hay tầm nhìn?

- Xâu chuỗi những vấn đề tôi nói vừa rồi sẽ thấy rằng đây là vấn đề của cả quốc gia Việt Nam, chứ không phải riêng câu chuyện của BKAV. Bởi vì nó đang thiếu rất nhiều nền tảng.

Nó còn có một phần là sự cạnh tranh của kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Tôi có nói trong một diễn đàn rằng, cơ chế nhà nước không phù hợp với làm khoa học công về đổi mới sáng tạo. Bởi nhà nước không thể chấp nhận chịu lỗ được. Tôi có thể bỏ hàng trăm, hàng nghìn tỷ ra, lỗ là việc của tôi bởi có thể tôi thấy rằng đó là tầm nhìn, hay sở thích cá nhân. Nhưng nếu công ty nhà nước lỗ 100 triệu đồng thôi đã có thể vào tù rồi. Hơn nữa còn có tư duy nhiệm kỳ.

Chính vì vậy mà hơn 10 năm vừa qua, lĩnh vực khoa học công nghệ không phát triển được, trong đó có BKAV. Một số công ty phải chạy ra nước ngoài để làm thuê.

Tôi rất tự tin vào năng lực của người Việt Nam. Tôi không ngại cạnh tranh với bất cứ ông lớn nào trên thế giới cả. Ví dụ phần mềm diệt virus BKAV, hơn mười năm trước, tất cả công ty thế giới vào Việt Nam đều bị bật ra khỏi thị trường, chỉ còn mỗi Kaspersky là cạnh tranh với BKAV, mà thị phần còn kém hơn BKAV. Điều đó chứng minh Việt Nam sẽ làm được. Như vậy tôi có niềm tin sâu sắc.

Nhưng tại sao nó cứ mãi khó như thế? Nhìn lại, tôi thấy mình phải sửa. Kể cả về tài chính, tôi đã góp ý kiến vào vấn đề điều chỉnh tài chính quốc gia, về vấn đề môi trường báo chí, kể cả vấn đề về doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Như tôi vừa phân tích trên, nếu doanh nghiệp nhà nước vẫn đứng ra làm công nghệ như thế sẽ làm triệt tiêu thị trường. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ nên tập trung vào vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, về an sinh xã hội là những thứ kinh tế tư nhân không thể làm, không muốn làm.

 

Nokia từng chiếm 40% thị phần toàn cầu nhưng sụđổ vì bỏ qua phần mềm. BKAV cũng từng tập trung quá nhiều vào phần cứng (Bphone). Nhiều người nói ông là người "lãng mạn trong công nghệ". Giờ nhìn lại, ông có nghĩ mình quá lạc quan về BKAV?

- Nói tôi "lãng mạn" là đúng. Bởi khi tôi làm gì, tôi có niềm tin sâu sắc thì tôi cứ làm thôi. Và hầu hết đâu đó đều gặp khó khăn. Nhưng gặp khó khăn tôi lại khắc phục. Vì tôi nhìn thấy đích, nhìn thấy tiềm năng rõ ràng rồi tại sao không theo đuổi?

Tôi ngẫm, trước nay mọi người nói người Việt Nam mình giỏi nhưng vẫn nghèo. Trong quá khứ, trong các cuộc chiến mình đều xuất sắc, cả thế giới phải thừa nhận. Vậy tại sao trong thời bình không phát triển kinh tế được?

Để làm ra được một chiếc smartphone như này, nếu ở các công ty nước ngoài phải có mấy chục nghìn nhân viên. Nhưng tại sao ở BKAV chỉ có khoảng 1.000 người vẫn làm được? Đó là bởi chúng tôi đã tạo ra một quy trình, kỷ luật ở BKAV. Chúng tôi có hàng nghìn quy trình, kỷ luật. Tôi có niềm tin sâu sắc đó thì tôi có quyền lãng mạn. Nếu nói về tiền để tiêu xài riêng cho mình, tôi có thiếu đâu, tại sao mình lại không làm những gì mình cho là đúng? Vậy thì ai đó bảo tôi lãng mạn là đúng.

Khi làm phone, ông Nguyễn Tử Quảng ký với đối tác là Qualcomm là công ty về bán dẫn số 1 thế giới. Hay 300 công ty trong chuỗi cung ứng để làm phone đều là các công ty Nhật, Mỹ.

Ông từng chia sẻ rằng áp lực dư luận đôi khi khiến ông trầm cảm. Hiện tại, ông có cảm thấy "cô đơn" trên hành trình đưa BKAV vượt khó?

- Tôi nói thật tôi "cô đơn" trong Tập đoàn này luôn đấy. Bởi không phải ai cũng hiểu hết những thứ tôi làm, mà điều đó là những trải nghiệm hàng ngày. Nhưng tôi hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống và tôi cần phải làm gì, làm như thế nào.

Tôi hiểu rằng cuộc sống sẽ theo biểu đồ hình sin, có lên có xuống. Không bao giờ có chuyện cá nhân ai cũng mãi lên thế, quốc gia cũng vậy. Thế nhưng phải nắm vững nguyên lý gốc. Trong trường hợp này tôi nắm vững gốc của vấn đề là: dân tộc mình là ai, khát vọng của mình là gì, sứ mệnh của mình là gì thì tôi đâu có nề hà gì hỉ,nộ, ái ố.

Tôi đã dành thời gian để quan sát và nhiều năm qua nhìn thấy việc một số doanh nghiệp lớn rơi vào khủng hoảng dù có đầy tài nguyên, có người bắt đầu từ con số 0 lại trở thành biểu tượng mới chỉ trong thời gian ngắn và tôi hiểu ra rằng có một thứ vận hành vượt ra khỏi năng lực cá nhân. Đó là nhịp thở của thời đại và không ai đủ an toàn nếu không thay đổi. Điều gì khiến ông kiên trì với BKAV? Đó là niềm tin, sự bướng bỉnh, hay một lý do nào khác?

- Chúng tôi đã định nghĩa BKAV là gì, là tập đoàn công nghệ sẽ đứng sau sự phát triển của đất nước. Chúng tôi nhận sứ mệnh đấy. Bằng khoa học công nghệ, sử dụng khoa học công nghệ, nếu những gì chúng tôi có thể làm về khoa học công nghệ thì chúng tôi sẽ tham gia để phát triển đất nước. Đó là điều khiến tôi luôn kiên định.

Rất may năm ngoái, TBT Tô Lâm có viết bài về Cách mạng chuyển đổi số có đề cập đến vấn đề về quan hệ sản xuất. Tất cả mấy chục năm trăn trở của tôi, bằng kinh nghiệm thực tế, tôi ngồi đọc và thấy hay quá và xâu chuỗi tất cả những gì của mình từ thực tế những năm qua, từ đó tôi càng tự tin để làm những điều mình khát vọng, để xứng đáng với cha ông đã đổ xương máu vì đất nước.

 

Câu chuyện của ông khiến tôi nhận thấy rằng, ông là một người không ngại thách thức. Ông có tin rằng mình sẽ viết nên một câu chuyện comeback ngoạn mục cho BKAV?

- Comeback của BKAV đó không phải là thứ mà tôi đau đáu. Cái mà tôi đau đáu vẫn là những thứ trước đây tôi làm thôi. Tôi vẫn là một doanh nhân, doanh nghiệp bình thường thì tôi vẫn đang tiếp tục làm công việc tôi vẫn đang làm. Tôi không có khái niệm về comeback, bởi tôi không coi đó là thành công hay đỉnh cao ở đây cả. Không hề. Bạn thấy đó, những thứ tôi nói từ nãy đến giờ, thì những thứ tôi làm có quá nhỏ bé không?

Khi nói chuyện, mọi người thường hay bảo tôi giá như lúc đó tôi để ý đến vấn đề tài chính có lẽ mọi thứ đã khác. Nhưng tôi thật sự không quan tâm bởi lúc đó tôi đã thuê Big Four rồi, uỷ quyền hết cho bộ phận tài chính và Big Four làm việc. Tôi làm theo cách đó, tôi mới có thể làm được phone như thế này. Khi xảy ra sự việc, chỉ cần 6 tiếng tôi đã phát hiện ra bản chất của vấn đề.

Nhưng nghĩ lại, nếu không xảy ra câu chuyện đó chắc gì tôi đã rút ra được những thứ sâu sắc, vô giá như tôi vừa chia sẻ. Vậy thì, chậm lại một chút có vấn đề gì đâu.

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguồn: danviet.vn

Tin tức khác