Trả lời: Hóa đơn điện tử cần có 10 nội dung cơ bản như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn
- Tên liên hóa đơn
- Số hóa đơn
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán,
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
- Các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mua bán bao gồm: Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua,
- Thời điểm lập hóa đơn
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng
Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng
Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công
Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia
Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh
+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền
+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử
+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử
+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng
+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.